Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thuý Hiền
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
10 tháng 10 2017 lúc 15:50

Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàngđầu thai.Thạch Sanh sớm mồ côi,sống bằng nghề kiếm củi,được thiên thần dạy cho võ nghệ,phép thần thông.Lí Thông 1một người hàng rượi,lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh emvà lừa đi canh miếu thờ,để thế mạng.Thạch Sanh giết được chằn tinh lấy được cung tên vàng.Lí Thông lại lừa Thchj Sanh để cướp công ,được vua phong làm quận công.Trong lễ kén rể,công chúa bị đại bàng cắp đi.Vua sai Lí Thông đi cứu công chúa .Lí Thông lại lừa Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa và hắn cưiwó công chúa.Thạch Sanh giết được đại bàng,cứu con trai vua Thủy Tề được tặng đàn thần.Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng trả thù ,vu oan nên bị giam vào ngục tối .Thạch Sanh gẩy đàn giải oan. Vua giao cho chàng sử tội mẹ con Lí Thông mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội rồi đi nửa đường bị sét đánh hết thành bọ hung .Thạch Sanh được vua gả côg chúa cho.18 nước chư hầu tức giậnđem quân sang đánh.Thạch Sanh gẩy đàn khiến quân giặc xin hàng .Thạch Sanh đãi quân giặc bằng niêu cơm thần .Thạch Sanh được vua nhường ngôi cho.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 5 2019 lúc 14:34

Tóm tắt truyện người con gái Nam Xương

    Vũ Nương hiền lành, nết na lấy Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi. Sau khi Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ chưa hiểu sự tình đã mắng đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Vũ Nương không giải thích được bèn nhảy xuống sông Hoàng Giang tự minh oan, sau đó được thần Linh Phi cứu và cho ở dưới thủy cung. Một ngày nọ, Vũ Nương gặp lại người hàng xóm là Phan Lang, nàng nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Nàng trở về giữa dòng, nói đôi lời rồi dần dần biến mất.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 10 2019 lúc 8:29

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 7 2017 lúc 2:40

Chọn đáp án: B 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 4 2018 lúc 5:42

- Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.

- Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:

   + Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

- Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 11 2017 lúc 14:08
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 8 2017 lúc 3:41

Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng, vì không có đủ tiền nộp sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.

Bình luận (0)
seohyun111
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 12:34

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Bình luận (0)
halinhvy
18 tháng 9 2019 lúc 17:19

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương ***** chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

Bình luận (0)
momochi
18 tháng 9 2019 lúc 17:40

Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vù Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà. - Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Vì nhơ chồng, đêm đêm Vũ Nương trỏ cái bóng minh trên vách và bảo con đó là cha Đản. - Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. - Vũ Nương bị oan, bòn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Một tối ngồi vơi con, thấy bé Đản trỏ cái bóng của mình mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan. - Phan Lang là người cùng làng vơi Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sông để trả ơn. - Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vù Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. - Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.

Bình luận (0)
nguyen truong trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Kiên
4 tháng 10 2019 lúc 20:45

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.



 


 

Bình luận (0)